Trong năm 2022, lĩnh vực E-Logistics sẽ có những cơ hội phát triển như thế nào trước làn sóng bùng bổ của lĩnh vực thương mại điện tử. Khi nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng mạnh do đại dịch Covid-19.
Trong thời điểm làn sóng Covid 19 lan toả khắp Việt Nam. Đã chứng kiến sự sụt giảm của nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế. Tuy nhiên lại đem lại cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ cho lĩnh vực thương mại điện tử (E-commerce) và E-logistics. Theo Redseer1, 86% người tiêu dùng Việt sẽ duy trì hoặc gia tăng mua sắm trực tuyến hậu Covid-19. Mở ra tiềm năng cho E-logistics tiếp tục phát triển.
Liên quan tới bán lẻ hàng hóa trực tuyến. Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) cho hay, sản lượng bưu phẩm gửi qua dịch vụ chuyển phát đã tăng 47% trong năm 2020. Các doanh nghiệp chuyển phát hàng đầu đều tăng trưởng lượng đơn từ 30-60%. VECOM cũng cho biết, quy mô thương mại điện tử đã tăng trưởng bình quân 30% mỗi năm suốt giai đoạn 2016-2019. ừ 4 tỷ USD năm 2015 lên 11,5 tỷ USD năm 2019. Đà tăng sẽ duy trì ở mức 29% trong giai đoạn 2020-2025, vươn lên 52 tỷ USD vào 2025.
Là ngành hậu cần của thương mại điện tử (E-commerce). Triển vọng E-Logistics gắn với tốc độ tăng trưởng của thị trường E-commerce. Ước tính chi phí vận chuyển chiếm tầm 10% doanh thu của doanh nghiệp. Quy mô vật lý của thị trường E-Logistics cũng trị giá hàng tỷ đô, theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ.E-Logistics.
Song song với tiềm năng tăng trưởng mạn. Lĩnh vực E-Logistics cũng đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn về nền tảng hạ tầng kỹ thuật. E-Logistics có đặc thù riêng với những đơn hàng nhỏ lẻ, số lượng đơn hàng lớn, nhiều chủng loại. Tiến độ giao hàng nhanh, đòi hỏi độ chính xác cao. Chính vì thế việc mở rộng việc kết nối những thiết bị phi truyền thống như pallet, xe cần cẩu, thậm chí xe rơ-mooc chở hàng với mạng internet. E-Logistics khiến những doanh nghiệp nào muốn theo con đường này phải chuyển đổi số mạnh mẽ.