1900 6533

1900 6533

info@vietstarexpress.com

Thứ 2-7: 7AM-8PM - CN: 7AM-5PM

Alternate Text

Lĩnh vực E-Logistics Sẽ Bùng Nổ Trong Năm 2022?

Lĩnh vực E-Logistics Sẽ Bùng Nổ Trong Năm 2022?

Lĩnh-vực-E-Logistics-bùng-nổ-năm-2022

Lĩnh vực E-Logistics được kỳ vọng sẽ có mức tăng trưởng đáng kinh ngạc trong vài năm tới. Nguyên nhân do đâu mà mảng E-Logistics lại có động lực tăng trưởng mạnh mẽ như vậy? Hãy cùng Vietstar Express tìm hiểu ngay!

Tổng quan thị trường E-Logistics Việt Nam

Thị trường logistics nói chung đã có sự tăng trưởng đáng kinh ngạc trong năm 2021. Dự kiến đạt 55,7 tỉ USD vào năm 2025 (Asian Robotics Review – World Bank). Các công ty logistics đang liên tục chuyển đổi để phù hợp với nhu cầu của thị trường kỹ thuật số ngày càng phát triển.

Thị trường E-Logistics Châu Á được kỳ vọng tăng trưởng 57% trong giai đoạn 2020-2025. Mặc dù, thương mại điện tử tăng trưởng nhanh chóng là động lực giúp logistics ở thị trường này phát triển. Song, đây vẫn là thách thức đối với các quốc gia có địa hình phức tạp như ở Đông Nam Á.

Động lực tăng trưởng của lĩnh vực E-Logistics Việt Nam

Doanh nghiệp thương mại điện tử phải chật vật với bài toán tư duy quản lý vận hành logistics. Điều này đang dẫn tới sự tăng trưởng của dịch vụ logistics thuê ngoài. Đặc biệt là các đơn vị hoàn tất đơn hàng thương mại điện tử (e-Commerce Fulfillment).

Liên quan tới bán lẻ hàng hóa trực tuyến. Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) cho hay, sản lượng bưu phẩm gửi qua dịch vụ chuyển phát đã tăng 47% trong năm 2020. Các doanh nghiệp chuyển phát hàng đầu đều tăng trưởng lượng đơn từ 30-60%. VECOM cũng cho biết, quy mô thương mại điện tử đã tăng trưởng bình quân 30% mỗi năm suốt giai đoạn 2016-2019. ừ 4 tỷ USD năm 2015 lên 11,5 tỷ USD năm 2019. Đà tăng sẽ duy trì ở mức 29% trong giai đoạn 2020-2025, vươn lên 52 tỷ USD vào 2025.

Là ngành hậu cần của thương mại điện tử (E-commerce). Triển vọng E-Logistics gắn với tốc độ tăng trưởng của thị trường E-commerce. Ước tính chi phí vận chuyển chiếm tầm 10% doanh thu của doanh nghiệp. Quy mô vật lý của thị trường E-Logistics cũng trị giá hàng tỷ đô, theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ.E-Logistics.

Tình trạng giãn cách do đại dịch Covid 19 đã làm thay đổi sâu sác hành vi mua sắm của người dân Đông Nam Á. Trong đó có cả Việt Nam. Với cơ cấu dân số trẻ và tiếp cận với internet ở cả thành thị và nông thôn. Những tiện ích khi mua sắm tuyến đã khiến người tiêu dùng dịch chuyển từ mua sắm tại cửa hàng sang trực tuyến. Để đáp ứng cho cuộc sống bận rộn và ảnh hưởng của dịch bệnh lây lan.

Con đường nào giúp doanh nghiệp tiếp cận được đà tăng trưởng của lĩnh vực E-Logistics Việt Nam

Sự tưng trưởng của ngành thương mại điện tử đóng vai trò là động lực tăng trưởng chính của lĩnh vực E-Logistics. Nhờ vào kế hoạch xây dựng và đưa vào vận hành. Các dự án logistics trọng điểm mang tầm vóc quốc tế như. Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, Dự án cao tốc vành đai 4 tại Tp HCM và các tỉnh phía Bắc, Dự án các cụm cảng biển từ Bắc vào Nam…

Bên cạnh đó là việc các ông lớn ngành thương mại điện tử thế giới như Alibaba, Amazon rót vốn xây dựng các tổng kho tại Việt Nam. Để đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hoá xuyên biên giới nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển to lớn. Tại thị trường Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

Song song với tiềm năng tăng trưởng mạn. Lĩnh vực E-Logistics cũng đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn về nền tảng hạ tầng kỹ thuật. E-Logistics có đặc thù riêng với những đơn hàng nhỏ lẻ, số lượng đơn hàng lớn, nhiều chủng loại. Tiến độ giao hàng nhanh, đòi hỏi độ chính xác cao. Chính vì thế việc mở rộng việc kết nối những thiết bị phi truyền thống. Như pallet, xe cần cẩu, thậm chí xe rơ-mooc chở hàng với mạng internet. E-Logistics khiến những doanh nghiệp nào muốn theo con đường này phải chuyển đổi số mạnh mẽ.

*Bài viết được trích dẫn một phần nội dung từ Brands Vietnam